Một số đặc trưng của tiếng Nhật |
Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.
TỪ VĂN NÓI TỚI VĂN VIẾT
Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁 Junnin (758-764).
NGUỒN GỐC HIRAGANA VÀ KATAKANA
Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名 (Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)
Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp), Katakana có thể dùng biệt lập.
Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.
Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại lai ngữ 外來語: gairaigo).
Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng. Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.
ÂM ĐỌC KANJI NHẬT
Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁 Junnin (758-764).
NGUỒN GỐC HIRAGANA VÀ KATAKANA
Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名 (Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)
Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp), Katakana có thể dùng biệt lập.
Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.
Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại lai ngữ 外來語: gairaigo).
Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng. Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.
ÂM ĐỌC KANJI NHẬT
Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc, cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音読 (Ondoku) và Huấn độc 訓読 (Kundoku).
1. Âm độc (Ondoku) : là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại:
- Ngô âm 呉音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành 修行 (shugyō), Kinh đô 京都 (Kyōto), kinh văn 経文(kyōmon), đăng minh 燈明 (tōmyō), ...
- Hán âm 漢音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅行 (ryokō), Kinh Thành 京城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経書 (keisho), minh bạch 明白 (meihaku), ...
- Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm. Thí dụ: hành cước 行脚 (angya), Nam Kinh 南京 (nankin), khán kinh 看経 (kankin: đọc kinh), ...
- Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như: giảo bạn 撹拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō.
2. Huấn độc 訓読 (Kundoku): là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán, gồm các loại:
- Chính huấn 正訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu), nam 男 (otoko), cao 高い (takai), kiến 見る (miru), ...
- Nghĩa huấn 義訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海苔 (nori: rong biển), lão phố 老舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団扇 (uchiwa: cái quạt), ...
- Đáng tự 当て字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí dụ: thiên tình 天晴れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出鱈目 (detarame: vô nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-gân), ...
Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二字詞) có âm độc (Ondoku) hoặc huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc huấn âm (kunon):
1. Âm huấn 音訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重箱読み (jūbako yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団子(dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気持ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), ...
2. Huấn âm 訓音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯桶読み (yutō yomi). Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤字 (akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身分 (mibun), mai tửu 梅酒 (umeshu: rượu mai), tịch khan [san] 夕刊 (yūkan: báo buổi chiều), ...
SỰ LA-TINH HÓA NHẬT NGỮ
Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa. Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam.
Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale, v.v... Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ khác nhau vài điểm như sau:
HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI
cha ===> tya ===> tya
chi ===> ti ===> ti
chu ===> tyu ===> tyu
cho ===> tyo ===> tyo
fu ===> hu ===> hu
ja ===> dya ===> zya
ji ===> di ===> zi
ju ===> dyu ===> zyu
jo ===> dyo ===> zyo
sha ===> sya ===> sya
shi ===> si ===> si
shu ===> syu ===> syu
sho ===> syo ===> syo
tsu ===> tu ===> tu
CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng trường âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy nhưng thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō.
TỪ HÁN VIỆT CỦA VIỆT NAM VÀ KANJI NHẬT
Giai Xuyên Nhất Phu 皆川一夫 (Kazuo Minagawa) đã so sánh sự dị đồng giữa một số từ Hán Việt của Việt Nam với Kanji (Hán tự) của Nhật Bản như sau:
1. ĐỒNG TỪ VÀ ĐỒNG NGHĨA
ác mộng: 悪夢 (あくむ akumu) – âm nhạc: 音楽 (おんがく ongaku) – anh hùng: 英雄 (えいゆう eiyū) – bí mật: 秘密 (ひみつ himitsu) – bình dân: 平民 (へいみん heimin) – bối cảnh: 背景 (はいけい haikei) – cá nhân: 個人 (こじん kojin) – cách mạng: 革命 (かくめい kakumei) – cảm động: 感動 (かんどう kandō) – cảm giác: 感覚 (感覚 kankaku) – chế độ: 制度 (せいど seido) – chi phối: 支配 (しはい shihai) – chính phủ: 政府 (せいふ seihu) – chú ý: 注意 (ちゅうい chūi) – chuẩn bị: 準備 (じゅんび junbi) – cơ quan: 機関 (きかん kikan) – dã man: 野蛮 (やばん yaban) – danh dự: 名誉 (めいよ meiyo) – dân chủ: 民主 (みんしゅ minshu) – dân tộc: 民族 (みんぞく minzoku) – di sản: 遺産 (いさん isan) – đặc biệt: 特別 (とくべつ tokubetsu) – đặc phái viên: 特派員 (とくはいん tokuhain) – đại học: 大学 (だいがく daigaku) – đại sứ quán: 大使館 (たいしかん taishikan) – đầu tư: 投資 (とうし tōshi) – điện thoại: 電話 (でんわ denwa) – điển hình: 典型 (てんけい tenkei) – đoàn kết: 団結 (だんけつ danketsu) – độc lập: 独立 (どくりつ dokuritsu) – gia đình: 家庭 (かてい katei) – giải phóng: 解放 (かいほう kaihō) – giáo dục: 教育 (きょういく kyōiku) – giao lưu: 交流 (こうりゅう kōryū) – giao thông: 交通 (こうつう kōtsū) – hành động: 行動 (こうどう kōdō) – hạnh phúc: 幸福 (こうふく kōhuku) – huấn luyện: 訓練 (くんれん kunren) – hy sinh: 犠牲 (ぎせい gisei) – kết luận: 結論 (けつろん ketsuron) – kết quả: 結果 (けっか kekka) – kiến trúc: 建築 (けんちく kenchiku) – kinh tế: 経済 (けいざい keizai) – kinh phí: 経費 (けいひ keihi) – kháng chiến: 抗戦 (こうせん kōsen) – khắc phục: 克服 (こくふく kokuhuku) – khiêm tốn: 謙遜 (けんそん kenson) – khinh miệt: 軽蔑 (けいべつ keibetsu) – khoa học: 科学 (かがく kagaku) – kim ngạch: 金額 (きんがく kingaku) – kỷ niệm: 記念 (きねん kinen) – lạc quan: 楽観 (らっかん rakkan) – lãnh thổ: 領土 (りょうど ryōdo) – lao động: 労働 (ろうどう rōdō) – lệ thuộc: 隷属 (れいぞく reizoku) – lịch sử: 歴史 (れきし rekishi) – lý do: 理由 (りゆう riyū) – lý luận: 理論 (りろん riron) – mỹ nhân: 美人 (びじん bijin) – ngôn ngữ: 言語 (げんご gengo) – nghệ thuật: 芸術 (げいじゅつ geijutsu) – nhân sinh quan: 人生観 (じんせいかん jinseikan) – Nhật Bản: 日本 (にほん nihon) – ô nhiễm: 汚染 (おせん osen) – phá hoại: 破壊 (はかい hakai) – phản đối: 反対 (はんたい hantai) – pháp luật: 法律 (ほうりつ hōritsu) – phát biểu: 発表 (はっぴょう happyō) – phẩm chất: 品質 (ひんしつ hinshitsu) – Phật giáo: 仏教 (ぶっきょう bukkyō) – phát kiến: 発見 (はっけん hakken) – phát triển: 発展 (はってん hatten) – phu nhân: 夫人 (ふじん hujin) – phức tạp: 複雑 (ふくざつ hukuzatsu) – phương pháp: 方法 (ほうほう hōhō) – phương ngôn: 方言 (ほうげん hōgen) – quá khứ: 過去 (かこ kako) – quân đội: 軍隊 (ぐんたい guntai) – quảng cáo: 広告 (こうこく kōkoku) – quảng trường: 広場 (ひろば hiroba) – quyết tâm: 決心 (けっしん kesshin) – quốc gia: 国家 (こっか kokka) – quốc hội: 国会 (こっかい kokkai) – quốc tế: 国際 (こくさい kokusai) – sa mạc: 砂漠 (さばく sabaku) – sinh hoạt: 生活 (せいかつ seikatsu) – tài chính: 財政 (ざいせい zaisei) – tâm lý: 心理 (しんり sinri) – truyền thống: 伝統 (でんとう dentō) – tự động: 自働 (じどう jidō) – tổng lãnh sự quán: 総領事館 (そうりょうじかん sōryōjikan) – tham gia: 参加 (さんか sanka) – thắng lợi: 勝利 (しょうり shōri) – thế giới: 世界 (せかい sekai) – thất bại: 失敗 (しっぱい shippai) – thống nhất: 統一 (とういつ tōitsu) – thủ tướng: 首相 (しゅしょう syusyō) – thực hiện: 実現 (じつげん jitsugen) – tốc độ: 速度 (そくど sokudo) – triết học: 哲学 (てつがく tetsugaku) – Triều Tiên: 朝鮮 (ちょうせん chōsen) – Trung Quốc: 中国 (ちゅうごく chūgoku) – từ điển: 辞典 (じてん jiten) – ưu đãi: 優待 (ゆうたい yūtai) – ưu tú: 優秀 (ゆうしゅう yūshū) – uy tín: 威信 (いしん ishin) – vấn đề: 問題 (もんだい mondai) – văn hoá: 文化 (ぶんか bunka) – văn học: 文学 (ぶんがく bungaku) – văn nghệ: 文芸 (ぶんげい bungei) – vi phạm: 違犯 (いはん ihan) – vị trí: 位置 (いち ichi) – vũ trụ: 宇宙 (うちゅう uchū) – xã hội: 社会 (しゃかい shakai) – xã giao: 社交 (しゃこう shakō) – xuất hiện: 出現 (しゅつげん shutsugen) – ý kiến: 意見 (いけん iken).
2. ĐỒNG TỪ VÀ ĐỐNG NGHĨA NHƯNG THỨ TỰ CHỮ BỊ ĐẢO NGƯỢC
Thí dụ: Hán Việt nói «an ủi» 安慰 Kanji Nhật nói «ủi an» 慰安 (いあん ian). Tương tự: đơn giản/giản đơn: 簡単 (かんたん kantan) – giai đoạn/đoạn giai: 段階 (だんかい dankai) – gia tăng/tăng gia: 増加 (ぞうか zōka) – giới hạn/hạn giới: 限界 (げんかい genkai) – giới thiệu/ thiệu giới: 紹介 (しょうかい shōkai) – hạn chế/ chế hạn: 制限 (せいげん seigen) – hoà bình/bình hoà: 平和 (へいわ heiwa) – kích thích/thích kích: 刺激 (しげき shigeki) – kiểm điểm/điểm kiểm: 点検 (てんけん tenken) – kinh nguyệt/nguyệt kinh: 月経 (げっけい gekkei) – lương thực/thực lương: 食糧 (しょくりょう shokuryō) – ngoại lệ/lệ ngoại: 例外 (れいがい reigai) – sở đoản/đoản sở: 短所 (たんしょ tansho) – tích lũy/luỹ tích: 累積 (るいせき ruiseki).
3. ĐỒNG TỪ DỊ NGHĨA , KHÁC SẮC THÁI
Thí dụ: Việt (V) nói «miễn cưỡng» Nhật (N) nói «bất bản ý» 不本意 (ふほんい fuhoni), còn «miễn cưỡng» 勉強 (べんきょう benkyō) của Nhật là «học» (to study). Các trường hợp khác:
an ninh 安寧 (あんねい annei) → trị an 治安 (ちあん chian); bác sĩ 博士 (はかせ hakase) → y giả 医者 (いしゃ isha); bản đồ 版図 (はんとhanto) → địa đồ 地図 (ちず chizu); bình an 平安 (へいあん heian) → vô sự 無事 (ぶじ buji); bộ trưởng 部長 (ぶちょう buchō) → đại thần 大臣 (だいじん daijin); bồi dưỡng 培養 (ばいよう baiyō) → vinh dưỡng 栄養 (eiyō); bồi thường 賠償 (ばいしょう baishō) → bổ thường 補償 (ほしょう hoshō); cán bộ 幹部 (かんぶ kanbu) → dịch nhân 役人 (やくにん yakunin); cẩn thận きんしん (きんしん kinshin) → thận trọng 慎重 (しんちょう shinchō); công đoàn 公団 (こうだん kōdan) → lao động tổ hợp 労働組合 (ろうどうくみあい rōdōkumiai); cộng đồng 共同 (きょうどう kyōdō) → cộng đồng thể 共同体 (きょうどうたい kyōdōtai); công trình 工程 (こうてい kōtei) → công sự 工事 (こうじ kōji); công trường (工場 こうじょう kōjō) → công sự hiện trường 工事現場 (こうじげんば kōjigenba); danh mục 名目 (めいもく meimoku) → phẩm mục 品目 (ひんもく hinmoku); do dự 猶予 (ゆうよ yūyo) → trù trừ 躊躇 (ちゅうちょ chūcho); đàm thoại 談話 (だんわ danwa) → hội thoại 会話 (かいわ kaiwa); đảm nhiệm 担任 (たんにん tannin) → đảm đương 担当 (たんとう tantō); đàm phán 談判 (だんぱん danpan) → giao thiệp 交渉 (こうしょう kōshō); đề nghị 提議 (ていぎ teigi) → đề án 定案 (ていあん teian); đề tài 題材 (だいざい daizai) → đề danh 題名 (だいめい daimei); điều tra 調査 (ちょうさ chōsa) → sưu tra 捜査 (そうさ sōsa); đối tượng 対象 (たいしょう taishō) → tướng thủ 相手 (あいて aite); gia vị 加味 (かみ kami) → điều vị 調味 (ちょうみ chōmi); giao tiếp 交接 (こうせつ kōsetsu) → xã giao 社交 (しゃこう shakō); giáo sư 教師 (きょうし kyōshi) → giáo thụ 教授 (きょうじゅ kyōju); hậu môn 後門 (こうもん kōmon) → giang môn 肛門 (こうもん kōmon); hoàn cảnh 環境 (かんきょう kankyō) → trạng huống 状況 (じょうきょう jōkyō); hợp đồng 合同 (ごうどう gōdō) → khế ước 契約 (けいやく keiyaku); hợp tác 合作 (がっさく gassaku) → hiệp lực 協力 (きょうりょく kyōryoku); khả năng 可能 (かのう kanō) → năng lực 能力 (のうりょく nōryoku); khai trương 開帳 (かいちょう kaichō) → khai điếm 開店 (かいてん kaiten); kết thúc 結束 (けっそく kessoku) → chung liễu 終了 (しゅうりょう shūryō); khủng bố 恐怖 (きょうふ kyōhu) → hiếp uy 脅威 (きょうい kyōi); lực lượng 力量 (りきりょう rikiryō) → thế lực 勢力 (せいりょく seiryoku); luyện kim 煉金 (れんきん renkin) → dã kim 冶金 (やきん yakin); ma tuý 麻酔 (ますい masui) → ma dược 麻薬 (まやく mayaku); nhan sắc 顔色 (がんしょく ganshoku) → dung sắc 容色 (ようしょく yōshoku); nhân tạo 人造 (じんぞう jinzō) → nhân công 人工 (じんこう jinkō); nhân viên 人員 (じにん jinin) → chức viên 職員 (しょくいん shokuin); nhập khẩu 入口 (いりぐち iriguchi) → thâu nhập 輸入 (ゆにゅう yunyū); nhiệt tình 熱情 (ねつじょう netsujō) → nhiệt tâm 熱心 (ねっしん nesshin); phân biệt 分別 (ふんべつ hunbetsu) → khu biệt 区別 (くべつ kubetsu); phối hợp 配合 (はいごう haigō) → liên huề 連携 (れんけい renkei); phụ nữ 婦女 (ふじょ hujo) → phụ nhân 婦人 (ふじん hujin); phương tiện 方便 (ほうべん hōben) → thủ đoạn 手段 (しゅだん shudan); sản xuất 産出 (さんしゅつ sanshutsu) → sinh sản 生産 (せいさん seisan); sinh dục 生育 (せいいく seiiku) → sinh thực 生殖 (せいしょく seishoku); tài liệu 材料 (ざいりょう zairyō) → tư liệu 資料 (しりょう shiryō); tai nạn 災難 (さいなん sainan) → sự cố 事故 (じこ jiko); thông dụng 通用 (つうよう tsūyō) → thường dụng 常用 (じょうよう jōyō); thủ đoạn 手段 (しゅだん shudan) → kế lược 計略 (けいりゃく keiryaku); thương mại 商売 (しょうばい shōbai) → thương nghiệp 商業 (しょうぎょう shōgyō); tổng thống 総統 (そうとう sōtō) → đại thống lãnh 大統領 (だいとうりょう daitōryō); trang trí 装置 (そうち sōchi) → trang sức 装飾 (そうしょく sōshoku); ủng hộ 擁護 (ようご yōgo) → chi trì 支持 (しじ shiji); văn phòng 文房 (ぶんぼう bunbō) → sự vụ sở 事務所 (じむしょ jimusho); xuất khẩu 出口 (でぐち deguchi) → thâu xuất 輸出 (ゆしゅつ yushutsu).
4. TỪ HÁN CÓ TRONG TIẾNG VIỆT NHƯNG KHÔNG CÓ TRONG TIẾNG NHẬT
Thí dụ: Người Việt nói «bang giao» 邦交, người Nhật không hề nói vậy, chỉ nói «quốc giao» 国交 (こっこう kokkō). Tương tự (Việt/Nhật):
báo chí 報誌 / tân văn tạp chí 新聞雑誌 (しんぶんざっし shinbunzasshi) – bảo đảm 保担 / bảo chứng 保証 (ほしょう hoshō) – biện pháp 辦法 / phương sách 方策 (ほうさく hōsaku) – bưu điện 郵電 / bưu tiện 郵便 (ゆうびん yūbin) – công nhân 工人 / lao động giả 労働者 (ろうどうしゃ rōdōsha) – ca sĩ 歌士 / ca thủ 歌手 (かしゅ kashu) – chân dung 真容 / tiếu tượng 肖像 (しょうぞう shōzō) – chuyên gia 專家 / chuyên môn gia 専門家 (せんもんか senmonka) – cố đô 故都 / cổ đô 古都 (こと koto) – dân số 民數 / nhân khẩu 人口 (じんこう jinkō) – đại diện 代面 / đại lý 代理 (だいり dairi) – đào tạo 陶造 / dưỡng thành 養成 (ようせい yōsei) – điều khiển 調遣 / giám đốc 監督 (かんとく kantoku) – định cư 定居 / định trú 定住 (ていじゅう teijū) – đính hôn 訂婚 / hôn ước 婚約 (こんやくkonyaku) – du lịch 遊歷 / lữ hành 旅行 (りょこう ryokō) – dự thảo 預草 / thảo án 草案 (そうあん sōan) – giải khát 解渴 / thanh lương ẩm liệu 清涼飲料 (せいりょういんりょう seiryōinryō) – giải trí 解智 / ngu lạc 娯楽 (ごらく goraku) – giải pháp 解法 / giải quyết sách 解決策 (かいけつさく kaiketsusaku) – hải đăng 海燈 / đăng đài 燈台 (とうだい tōdai) – hải phận 海分 / lãnh hải 領海 (りょうかい ryōkai) – hình ảnh 形影 / ánh tượng 映像 (えいぞう eizō) – hội thảo 會討 / thảo luận hội 討論会 (とうろんかい tōronkai) – khán giả 看者 / quan khách 観客 (かんきゃく kankyaku) – kinh niên 經年 / mạn tính 慢性 (まんせい mansei) – lạc hậu 落後 / hậu tiến 後進 (こうしん kōshin) – lãnh đạo 領導 / chỉ đạo giả 指導者 (しどうしゃ shidōsha) – liên doanh 聯營 / hợp biện 合弁 (ごうべん gōben) – ly dị 離異 / ly hôn 離婚 (りこん rikon) – nhạc sĩ 樂士 / âm nhạc gia 音楽家 (おんがくか ongakuka) – nghệ sĩ 藝士 / nghệ thuật gia 芸術家 (げいじゅつか geijutsuka) – ngoại tệ 外幣 / ngoại hoá 外貨 (がいか gaika) – phụ trách 負責 / đảm đương 担当 (たんとう tantō) – sinh viên 生員 / học sinh 学生 (がくせい gakusei) – tài khoản 財款 / khẩu toà 口座 (こうざ kōza) – thành phố 城鋪 / thị 市 (し shi) – thuận lợi 順利 / hữu lợi 有利 (ゆうり yūri) – thương lượng 商量 / giao thiệp 交涉 (こうしょう kōshō) – tiềm năng 潛能 / tiềm tại năng lực 潜在能力 (せんざいのうりょく senzainōryoku) – tiềm thức 潛識 / tiềm tại ý thức 潜在意識 (せんざいいしき senzaiishiki) – tiếp thị 接市 / thị trường điều tra 市場調査 (しじょうちょうさ shijōchōsa) – tổng đài 總台 / giao hoán đài 交換台 (こうかんだい kōkandai) – tranh chấp 爭執 / phân tranh 紛争 (ふんそう funsō) – từ trần 辭塵 / thệ khứ 逝去 (せいきょ seikyo) – ủy ban 委班 / ủy viên hội 委員会 (いいんかい iinkai).
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét